30 thg 12, 2010

TOP 10 loài vật lạ nhất hành tinh năm 2010.

0 nhận xét
Đỉa có răng, khỉ hắt hơi khi trời mưa, thằn lằn sinh sản vô tính... là nhưng động vật kỳ lạ nhất mới được phát hiện trong năm 2010, theo bình chọn của tạp chí National Geographic


Loài đỉa có răng khổng lồ






Một loài đỉa có răng khổng lồ đáng sợ sống ở lưu vực sông Amazon mới phát hiện vào tháng 4/2010. Các nhà khoa học đã đặt tên cho loài đỉa này là Tyrannobdella rex – giống tên của loài khủng long bạo chúa. Loài đỉa này có chiều dài 7cm và có những chiếc răng khổng lồ. Đây là loài đỉa có răng duy nhất được phát hiện từ trước tới nay.

Loài bạch tuộc màu tía






Trong chuyến thám hiểm tại khu vực nước sâu từ 1200m đến 3000m thuộc biển Đại Tây Dương, gần bờ biển Canada, các nhà khoa học đã phát hiện ra 1111 loài sinh vật mới. Trong đó, nổi bật nhất là loài bạch tuộc màu tía. Đây là một trong rất ít các loài bạch tuộc có thể sống ở độ sâu trên 1000 m ở vùng biển có nhiệt độ lạnh giá như Đại Tây Dương.



Loài dơi giống người ngoài hành tinh






Các nhà khoa học đã phát hiện được một loài dơi ăn quả mới có chiếc mũi rất giống với nhân vật ngoài hành tinh Jedi Master Yoda trong bộ phim "Stars War". Loài dơi có hình thù kỳ lạ này là 1 trong hơn 200 loài động vật và thực vật mới được phát hiện tại khu vực núi Muller và Nakanai vốn còn nguyên sơ của Papua New Guinea.



Loài ốc sên "Ninja"






Loài ốc sên Ibycus với hai màu vàng và xanh được phát hiện trên những lá cây tại khu rừng độ cao 1.900 m ở Sabah, Malaysia. Chúng có cái đuôi dài 4 cm, gấp ba lần chiều dài của đầu. Khi giao phối, loài ốc sên này thường bắn nọc độc chứa canxi cacbonat vào bạn tình của chúng giống như cách phóng vũ khí của Ninja.



Loài khỉ hắt hơi






Các nhà khoa học thuộc Tổ chức bảo tồn Fauna & Flora International (FFI) đã phát hiện ra loài khỉ mũi hếch mới, có tên khoa học là Rhinopithecus strykeri, tại một khu rừng trên độ cao hơm 3000m so với mặt nước biển phía bắc của Myanmar, gần biên giới với Trung Quốc. Điểm đặc biệt của loài khỉ này là không có sống mũi và thường bị hắt hơi rất nhiều khi trời mưa, nên chúng rất dễ bị phát hiện.



Loài cá ăn cây rừng ở Amazon





Các nhà khoa học, thuộc Hội Khoa học quốc gia Mỹ, đã lần đầu tiên phát hiện ra một loài cá ăn gỗ mới tại rừng Amazon, khi họ đang thám hiểm một khu rừng quốc gia ở Alto Purus (Peru) vào tháng 8 vừa qua. Loài cá ăn gỗ mới được phát hiện có chiều dài tối đa khoảng 70cm. Đặc biệt, loài cá này có những chiếc rằng hình thìa rất sắc nhọn giúp chúng có thể dễ dàng gặm những thân cây bị đổ xuống nước.



Cóc “Simpson”






Các nhà khoa học đã phát hiện ra 1 loài cóc có mũi như một chiếc mỏ trong một khu rừng tại miền Tây Colombia hồi tháng 9/2010. Chiếc mỏ dài và nhọn rất giống với nhân vật Burn – vai phản diện trong serie phim truyền hình The Simpsons. Loài cóc này sinh sản bỏ qua giai đoạn nòng nọc. Con cái đẻ trứng trên tầng thấp của rừng mưa và sau đó trứng nở thành ếch con.



Loài thằn lằn sinh sản vô tính






Một loài thằn lằn sinh sản vô tính mới vừa được phát hiện ở Việt Nam. Loài thằn lằn mới này có khả năng sinh sản mà không cần con đực. Điều này có nghĩa, các thằn lằn cái sẽ sinh ra những đứa con có bộ gen giống hệt mẹ. Đây không phải là một hiện tượng hiếm ở loài thằn lằn vì có khoảng 1% loài này có thể tự sinh sản.



Sâu mực




Khi mới phát hiện ra loài động vật kỳ lạ này thấy ở độ sâu 2,8 km dưới biển Celebes thuộc tây Thái Bình Dương, các nhà khoa học rất lúng túng không biết xếp loài động vật này vào nhóm sâu hay nhóm mực, bởi chúng có lông trên các chân để bơi và có xúc tu trên đầu. Đây là những đặc điểm kết hợp của loài sâu và loài mực gộm lại. Vì thế, các nhà khoa học đã quyết định đặt tên cho loài mới này là sâu mực.



Loài cá có tay màu hồng






Con cá màu hồng này đang dùng những chiếc vây giống hệt như đôi cánh tay để bò dưới đáy biển chứ không phải bơi như những loài cá thông thường. Đây là một trong 9 loài cá mới được phát hiện trên bán đảo Tasman vào năm 1999 hồi tháng 5 vừa qua.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét